Chủ Nhật, 26 tháng 3, 2017

“Chiến dịch” đòi lại vỉa hè khiến giá thuê nhà mặt phố Hà Nội “lao dốc”

Tình trạng không đủ chỗ cho khách hàng gửi xe khiến hầu hết các cửa hàng trên các tuyến phố rơi vào cảnh sụt giảm doanh thu. Điều đó, kéo theo giá thuê cửa hàng, cửa hiệu ở những tuyến đường có vỉa hè dưới 3,5m cũng bắt đầu giảm giá.
Một cửa hàng trên phố Thái Hà căng biển cho thuê. Ảnh: Phạm Hùng.

Xuất hiện nhiều biển cho thuê, nhượng cửa hàng

Sau gần nửa tháng ra quân dẹp vỉa hè với quy mô lớn, vỉa hè Hà Nội đã phần nào thông thoáng. Nhưng ở khía cạnh khác, giá thuê nhà mặt phố tại các quận trung tâm lại đang… lao dốc.

Bà Phan Thị Đào ở ngõ 44 đường Nguyễn Khánh Toàn, hành nghề dẫn khách mua, thuê cửa hàng khắp các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm… cho hay: "Khách hỏi thuê nhà mặt phố đều có bài chê ỏng chê eo là không có chỗ để xe, mặt nhà cao hơn mặt đường mà không có bậc lên xuống thuận tiện, điểm giữ xe xung quanh thì đều quá tải... để ép giá ngược chủ nhà. Ngoài ra, còn có một xu hướng khác là "hoãn" giấc mơ kinh doanh, chờ động thái của thành phố trong việc giải phóng vỉa hè. Nếu cứ làm căng lâu dài họ sẽ ưu tiên phương án thuê nhà mặt ngõ hơn là mặt đường phố”.

Vỉa hè đường Đặng Văn Ngữ trước và sau chiến dịch dọn dẹp vỉa hè. Nhiều chủ quán kêu trời vì mất đất làm ăn cho dù đó là đất lấn chiếm. Ảnh:H.Phương
Bên cạnh đó, ở các khu phố cổ, khách hỏi tìm thuê nhà đều lân la tìm hiểu xem lực lượng chức năng của phường trực tiếp “làm” có căng không. Các ngày 20, 21, 22/3, dọc trên nhiều tuyến phố trung tâm xuất hiện nhiều biển "cho thuê cửa hàng", "nhượng lại mặt bằng". Riêng đoạn đường 200m cuối phố Đê La Thành đã có tới 3 nhà mặt phố treo bảng tìm khách kèm số điện thoại liên hệ. Trên một số trục đường khác như Nguyễn Chí Thanh, Láng, Minh Khai... cũng có tình trạng tương tự. Theo tìm hiểu của PV thì nguyên nhân là do không còn chỗ đỗ xe, vắng khách, giá thuê cửa hàng lại cao nên nhiều cửa hàng không còn khả năng bám trụ lại những tuyến phố có giá thuê đắt đỏ.

Sẽ chỉ là “tạm thời”?

Anh Phan Thành, chủ cửa hàng đồ thể thao ở 192 Lê Trọng Tấn cho biết: “Công an phường yêu cầu các chủ kinh doanh cam kết không được để xe trên vỉa hè, lòng đường. Giờ mà đề nghị khách hàng gửi xe chỗ khác rồi đi bộ về cửa hàng thì chắc họ… đi luôn”. Được biết, cửa hàng anh Phan Thành thuê với giá 12 triệu đồng/tháng. Trước những khó khăn khách quan đưa đến từ khi thành phố dọn dẹp lại vỉa hè, anh Thành cho biết sẽ đề xuất chủ nhà giảm giá thuê nhà ngay từ tháng 3 này. “Nếu chủ nhà không đồng ý, chúng tôi đành phải tính nước chuyển đi chỗ khác”, anh Thành nói.
Hàng loạt quán kinh doanh café, đồ ăn vặt, dịch vụ... trên các tuyến phố ở quận Hai Bà Trưng cũng kém phần nhộn nhịp. Anh Lê Ngọc Nhân, kinh doanh quán lẩu, đồ nướng ở phố Tạ Quang Bửu chia sẻ: “Lâu nay, 10 khách thì tới 9 khách thích ăn uống ngoài vỉa hè cho thoáng. Song bây giờ khi thấy bóng dáng công an lại hô hoán khách tháo chạy để bê đồ đạc vào bên trong. Mỗi tối vài lần, khách cũng thấy bất tiện nên ghé quán thưa dần”.
Anh Hiệp mở quán diện tích 60m2, mặt ngõ rộng rãi ở đường Nguyễn Trãi, mùa đông bán đồ nhậu, mùa hè chuyển sang bán bia hơi, bước sang năm nay, chủ nhà đã tăng giá thuê từ 6 triệu lên 7,5 triệu đồng/tháng. Anh Hiệp cho biết: “Nhận thấy vỉa hè bị dọn dẹp, mất đi của tôi 2 dãy bàn, công việc kinh doanh trở nên khó khăn chủ nhà đã đồng ý trở lại mức giá thuê ban đầu là 6 triệu/tháng. Tuy nhiên, tôi đang cân nhắc việc nhượng lại mặt bằng. Nếu chính quyền cứ làm căng mãi thì chỉ xoay xở tìm chỗ để xe cho khách cũng đủ căng thẳng”. Anh Hiệp tính toán nhượng lại cửa hàng với giá 120 triệu đồng và 1 tháng tiền nhà đóng đặt cọc.
Nhiều chuyên gia bất động sản dự đoán trước những diễn biến lập lại trật tự vỉa hè thời gian qua, độ “chùng” của thị phần nhà phố cho thuê là có. Đặc thù của phân khúc này là phụ thuộc đến 90% vào không gian vỉa hè trước cửa nhà. Theo đó, vỉa hè càng rộng, thoáng, giá thuê sẽ càng đắt. Khi yếu tố này bị xáo trộn thì việc kinh doanh bị ảnh hưởng, khách thuê dè dặt cũng là dễ hiểu. Tuy nhiên, đây chỉ là trong thời gian ngắn hạn, sau khi vỉa hè được trả lại đúng chức năng, có thể các cơ quan chức năng sẽ tính đến thực hiện bố trí dung hòa các chức năng tiếp theo của nó là: Đi bộ và để xe.
Một chủ cửa hàng ăn trên phố Đặng Văn Ngữ, quận Đống Đa thì cho biết: “Mỗi tháng tiền tôi thuê cửa hàng 16 triệu đồng. Hiện chỗ để xe máy hạn chế, nếu tìm được chỗ gửi xe trong ngõ mỗi tháng mất thêm 3 triệu nữa, cộng thêm việc thuê thêm người dắt xe ra dắt xe vào cho khách. Chi phí tăng lên đột biến trong khi khách vẫn thế, hoặc ít hơn. Tôi cũng đang tính nước xin giảm tiền thuê nhà. Nếu không được chủ nhà đồng ý, có lẽ chúng tôi phải chuyển đi”.

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2017

5 điểm nghẽn trên thị bất động sản

Trong khoảng 1.200 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố, đang có khoảng 500 dự án bị ngừng triển khai.

Mới đây, trong báo cáo tổng kết đánh giá sự phát triển thị trường bất động sản TPHCM, Hiệp hội bất động sản thành phố (HoREA) cho rằng 10 năm qua, thị trường bất động sản phát triển ở tất cả các quận, huyện.

Trước hết là khu vực trung tâm thành phố, và tiếp theo là khu nam Sài Gòn với hạt nhân là khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Khoảng 4 năm gần đây đã có sự chuyển hướng phát triển mạnh sang khu vực phía Đông thành phố với hạt nhân là khu đô thị mới Thủ Thiêm và gần đây cũng đã có nhiều dự án bất động sản nhà ở, thương mại, y tế đầu tư vào khu vực phía Tây thành phố.

Tuy nhiên, theo HoREA trong suốt một thập kỷ qua, thị trường bất động sản thành phố vẫn chưa đạt được mục tiêu phát triển minh bạch, lành mạnh và bền vững, đồng thời cũng đã chỉ ra những điểm nghẽn và đề xuất những giải pháp.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng hiện có 5 điểm nghẽn trên thị trường bđs cần sớm giải quyết trong đó điểm nghẽn lớn nhất là tiền sử dụng đất tạo ra cơ chế xin-cho.

Để giải quyết một phần “điểm nghẽn” này và để hỗ trợ doanh nghiệp, UBND thành phố đã cho phép doanh nghiệp được tạm nộp tiền sử dụng đất dự án ngay sau khi Sở Tài nguyên Môi trường xác định giá đất. Tiếp đến là “điểm nghẽn” chuyển nhượng dự án bất động sản, do pháp luật quy định chủ đầu tư phải giải phóng mặt bằng và phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Điều này chưa tạo điều kiện cho nhà đầu tư mới thay thế để khởi động lại các dự án đã bị ngưng triển khai hiện nay, cũng như chưa tạo được sự thông thoáng trong thị trường chuyển nhượng dự án, cũng là một hoạt động kinh doanh bình thường của các doanh nghiệp;

“Trong khoảng 1.200 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố, đang có khoảng 500 dự án bị ngừng triển khai, phần lớn do giải phóng mặt bằng dở dang, chính là "phần chìm của tảng băng hàng tồn kho". Điều này đã ngốn một lượng vốn lớn của nhà đầu tư, của ngân hàng và của xã hội rất lớn, tiềm ẩn nhiều hệ quả rủi ro cho thị trường”, ông Châu nhấn mạnh.

Bên cạnh đó là “điểm nghẽn” giải phóng mặt bằng dẫn đến tình trạng nhiều dự án bồi thường dở dang, không thể triển khai được, chôn vốn của doanh nghiệp trong thời gian dài, chưa có lối ra. “Điểm nghẽn” chính sách tín dụng chưa phù hợp, chưa tạo được nguồn vốn trung dài hạn cho thị trường bất động sản.

"Lãi suất cho vay vẫn còn cao và có khả năng sẽ tăng trong năm 2017", ông Châu nhận định.

Ngoài ra, “điểm nghẽn” thủ tục hành chính nhiêu khê, kéo dài, ẩn chứa tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình phê duyệt, thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất.

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Cận cảnh đại công trường khu Đông Sài Gòn, cung cấp cho thị trường hơn 20.000 căn hộ trong năm 2017

Đi cùng sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng trong thời gian gần đây, thị trường bất động sản tại khu đông TP.HCM đang ngày càng sôi động. Trong đó, sự xuất hiện của một số dự án biệt thự, nhà phố do những chủ đầu tư “có tầm” phát triển được kỳ vọng sẽ góp phần hình thành nên một khu đô thị hiện đại.
Thống kê của Cushman & Wakefield Việt Nam cho thấy, tại khu Đông có gần 7.000 căn hộ được tung ra thị trường trong quý IV/2016 dự kiến sẽ giao nhà giai đoạn 2018 – 2020.
Khoảng 29.950 căn hộ có sẵn đã và đang được giao dịch ở tất cả các hạng trên thị trường sơ cấp, tăng 11% theo quý và 49% theo năm.
Trong đó, căn hộ Hạng B dẫn đầu thị trường khu Đông chiếm khoảng 42%, trong khi Hạng C và Hạng A chiếm lần lượt 31% và 27%. Quận 2, 7, 8 và Bình Thạnh tiếp tục thống lĩnh thị trường, chiếm hơn một nửa tổng nguồn cung sơ cấp.
Cushman & Wakefield dự báo trong năm 2017, hơn 30.000 dự kiến sẽ gia nhập thị trường, trong đó gần 70% tổng nguồn cung tương lai tập trung ở khu vực phía Đông. Trong khi quỹ đất và nguồn cung trong trung tâm TP.HCM đang cạn kiệt và có giá thành rất cao, thì hiện nay xu hướng của người mua đang đổ bộ về các vùng ven, trong đó khu Đông đang là tâm điểm của các nhà đầu tư.

Với số vốn đầu tư lớn để nâng cấp hạ tầng, quỹ đất sạch, giá cả hợp lý cùng các dự án của những chủ đầu tư uy tín, quận 2 và quận 9 đang chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của giới đầu tư bất động sản, tạo nên những cơn “sóng” giao dịch ở hầu hết các phân khúc.
Với số vốn đầu tư lớn để nâng cấp hạ tầng, quỹ đất sạch, giá cả hợp lý cùng các dự án của những chủ đầu tư uy tín, quận 2 và quận 9 đang chứng kiến sự đổ bộ ồ ạt của giới đầu tư bất động sản, tạo nên những cơn “sóng” giao dịch ở hầu hết các phân khúc.

Ngoài dự án nhà ở cao tầng, nhiều chủ đầu tư cũng tung ra thị trường hàng nghìn căn nhà phố, biệt thự tại những khu đất rộng lớn quanh tuyến metro số 1.
Ngoài dự án nhà ở cao tầng, nhiều chủ đầu tư cũng tung ra thị trường hàng nghìn căn nhà phố, biệt thự tại những khu đất rộng lớn quanh tuyến metro số 1.

Nhiều dự án cao tầng tại khu Đông đang được xây dựng. Đây là nguồn cung tương lai khá lớn cho thị trường khu vực này.
Nhiều dự án cao tầng tại khu Đông đang được xây dựng. Đây là nguồn cung tương lai khá lớn cho thị trường khu vực này.

Những dự án sẽ cung cấp cho thị trường hơn 1.000 căn hộ tầm trung đang được Him Lam Land đẩy nhanh tiến độ thi công tại khu Đông.
Những dự án sẽ cung cấp cho thị trường hơn 1.000 căn hộ tầm trung đang được Him Lam Land đẩy nhanh tiến độ thi công tại khu Đông.

Đi ngang khu vực này, sau khi qua khỏi cầu Sài Gòn từ hướng quận 1 là đại công trường xây dựng rầm rộ của hàng chục dự án cao cấp.
Đi ngang khu vực này, sau khi qua khỏi cầu Sài Gòn từ hướng quận 1 là đại công trường xây dựng rầm rộ của hàng chục dự án cao cấp.

Thi công tuyến metro số 1 dự án đã đẩy giá nhà đất khu Đông tăng mạnh suốt nhiều năm qua.
Thi công tuyến metro số 1 dự án đã đẩy giá nhà đất khu Đông tăng mạnh suốt nhiều năm qua.
Theo ghi nhận, các dự án bất động sản tại quận 2 đều chạy dọc theo tuyến Xa lộ Hà Nội, còn tại quận 9 chủ yếu đều tập trung dọc tuyến đường Đỗ Xuân Hợp, kéo dài khoảng 10km đến đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây và kết thúc ở đầu đường Nguyễn Duy Trinh.
Ngoài ra, khu Đông TP.HCM là nơi giành nhiều “ưu ái” nhất từ khối ngoại. Mới nhất, hàng loạt tên tuổi nhà đầu tư lớn trên thế giới công bố đổ hàng tỷ đô la vào khu Đông như Tập đoàn Lotte (Hàn Quốc); Mitsubishi và Toshiba (Nhật Bản); Kepple Land; CapitaLand (Singapore)... góp phần tạo nên “đòn bẩy” kéo giá trị BĐS của khu vực này gia tăng không ngừng.
Đăng Khải
Theo Trí thức trẻ