Thứ Hai, 26 tháng 9, 2016

Thị trường bất động sản TP HCM tiếp tục sôi động

VOV.VN -Các dự án bất động sản mới được công bố tại TP. HCM thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các dư án biệt thự, căn hộ cao cấp.
.
Với đà phục hồi của nền kinh tế trong nước và khu vực Đông Nam Á, các dự án bất động sản mới được công bố tại thành phố Hồ Chí Minh thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các dư án biệt thự, căn hộ cao cấp.
Khách hàng đặt mua căn hộ dự án River City quận 7
Nhà đầu tư Phát Đạt - An Gia Investment - Creed Group vừa cho ra mắt “The Opera – Bản giao hưởng thiên nhiên” tại dự án River City quận 7 đã thu hút hơn 1.000 khách hàng tham dự.

Tại khu Nam Sài Gòn, nếu trước đây, dòng vốn đầu tư chủ yếu chỉ tập trung tại trung tâm Phú Mỹ Hưng, thời gian gần đây, các nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng về phía Đông của quận 7, khu vực giáp ranh với sông Sài Gòn với hàng loạt dự án đáng chú ý như Angia Skyline, Angia Riverside, Luxcity,....

Ngay khi ra mắt, The Opera thuộc khu căn hộ River City đã nhanh chóng nổi lên như hòn ngọc mới giữa lòng Quận 7, trở thành đích ngắm của nhiều nhà đầu tư. Ưu điểm nổi trội mà hiếm có dự án nào có thể sánh được là The Opera nằm giữa 3 mặt sông Sài Gòn, tạo nên một không gian mở cho 100% căn hộ trực diện sông nước. Kiến trúc độc đáo này còn được đẩy lên tầm cao mới khi giữa lòng The Opera là một biển đảo nhân tạo rộng 1 ha. Tại sự kiện Ra mắt “The Opera – Bản giao hưởng từ thiên nhiên”, Tân hoa hậu Việt Nam 2016 – Đỗ Mỹ Linh đã chính thức trở thành Đại sứ thương hiệu dự án River City.

Cũng trong cuối tuần qua, Tập đoàn GuocoLand Limited (GuocoLand) – Nhà phát triển bất động sản hàng đầu khu vực Châu Á có trụ sở chính tại Singapore đã hợp tác cùng Tập đoàn Anpha Holdings và PropNex International công bố 3 siêu dự án Singapore tại Việt Nam. Được biết, đây là lần đầu tiên một Tập đoàn bất động sản Việt Nam chính thức giới thiệu dự án tại Singapore cho giới đầu tư trong nước.

Các siêu dự án được chọn giới thiệu trong lần công bố này gồm: Wallich Residence – Tòa tháp căn hộ phá kỷ lục cao nhất Singapore trong suốt 20 năm; Leedon Residence – Tổ hợp căn hộ cao cấp tốt nhất và liền kề di sản thế giới UNESCO duy nhất của Singapore “Singapore Botanic Garden” và Sims Urban Oasis – Top 5 Bất động sản bán tốt nhất Singapore năm 2015.
Ông Michael Dang - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Anpha Holdings chia sẻ kinh nghiệm về đầu tư bất động sản Quốc tế
Ông Michael Đặng, Chủ tịch HĐQT Anpha Holdings cho biết: “Với kinh nghiệm đầu tư và hợp tác Quốc tế trong suốt thời gian dài, chúng tôi đã sớm nhận thấy xu hướng chuyển dịch của nhà đầu tư bất động sản trong nước khi họ bắt đầu tìm kiếm các kênh đầu tư thay thế các sản phẩm truyền thống trong thị trường nội địa. Tại Đông Nam Á, sau Malaysia chúng tôi tiếp tục chọn lựa Singapore vì các yếu tố lợi thế của quốc gia này như: Kết nối thuận tiện với Việt Nam với hơn 15 chuyến bay/ngày, môi trường kinh doanh rộng mở thu hút các công ty đa quốc gia, hệ thống chăm sóc sức khỏe, giáo dục được xếp hạng đầu thế giới… 3 dự án được chúng tôi chọn lựa để giới thiệu trong lần này, mỗi dự án có thế mạnh, đáp ứng nhu cầu của từng nhà đầu tư”./.
Thành Trung/VOV.VN

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2016

Gần 900 tỷ làm đường song hành cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành Dầu Giây

UBND TP. HCM vừa duyệt báo cáo khả thi dự án xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc, đến đường Vành đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây), theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) do một công ty tư nhân đề xuất.

Với tổng số vốn 869 tỷ đồng, dự án bao gồm hai đoạn đường song hành phía bên phải tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đoạn một có điểm đầu là đường Mai Chí Thọ và điểm cuối là đường Đỗ Xuân Hợp. Đoạn 2 có điểm đầu là đường D11 và điểm cuối là Vành Đai 2.

Dự án cũng xây mới 3 cầu trên tuyến gồm: Bà Dạt, Mương Kênh và Bà Hiện với tổng chiều dài hơn 500 m.

Đoạn đường dài gần 4 km sẽ được làm song song tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.P
Đường song hành sẽ được xây dựng kết hợp với các nhánh đường chui dưới cầu Bà Dạt để tổ chức lại giao thông tại nút giao An Phú, gồm: Nhánh đường chui 1, 2 rộng 5 m được xây dọc hai bên đường song hành cao tốc. Trong đó, nhánh 1 cho chiều xuống, nhánh 2 cho chiều lên kết nối với đường Nguyễn Thị Định.

Nhánh 3 là đường chui hai chiều, đi dưới cầu Bà Dạt, rộng 9,5m. Nhánh cuối cùng là đường chui hai chiều đi bên trái nhánh cầu bà Dạt, cách mép cầu khoảng 3 m, rộng 9,5m. Xây dựng đường song hành dọc theo nhánh 4 bên trái (phía nhà dân) rộng 7 m.

Các nút giao thông với đường Mai Chí Thọ, Đỗ Xuân Hợp, D11, đường nhánh nút giao vành đai 2 và một số đường ngang khu dân cư hai bên, nút giao bằng dạng ngã ba, ngã tư. Công trình cũng bao gồm việc xây dựng hai đường dân sinh dọc cầu Mương Kênh để kết nối hai đường số 2, 3 trong Khu dân cư và tái định cư Nam Rạch Chiếc.

Khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận TP. HCM và tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuyến cao tốc giúp rút ngắn đường từ TP. HCM về Vũng Tàu và Đồng Nai rất nhiều so với trước đây, song chỉ có ôtô được lưu thông nên việc đi lại của cư dân sống dọc 2 bên tuyến đường này đang gặp một số khó khăn

Hữu Nguyên (vnexpress.net)

Gần 900 tỷ làm đường song hành cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành Dầu Giây

UBND TP. HCM vừa duyệt báo cáo khả thi dự án xây dựng đường song hành từ đường Mai Chí Thọ qua Khu dân cư Nam Rạch Chiếc, đến đường Vành đai 2 (tại nút giao An Phú dọc theo tuyến đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây), theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) do một công ty tư nhân đề xuất.

Với tổng số vốn 869 tỷ đồng, dự án bao gồm hai đoạn đường song hành phía bên phải tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây. Đoạn một có điểm đầu là đường Mai Chí Thọ và điểm cuối là đường Đỗ Xuân Hợp. Đoạn 2 có điểm đầu là đường D11 và điểm cuối là Vành Đai 2.

Dự án cũng xây mới 3 cầu trên tuyến gồm: Bà Dạt, Mương Kênh và Bà Hiện với tổng chiều dài hơn 500 m.

Đoạn đường dài gần 4 km sẽ được làm song song tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Ảnh: H.P
Đường song hành sẽ được xây dựng kết hợp với các nhánh đường chui dưới cầu Bà Dạt để tổ chức lại giao thông tại nút giao An Phú, gồm: Nhánh đường chui 1, 2 rộng 5 m được xây dọc hai bên đường song hành cao tốc. Trong đó, nhánh 1 cho chiều xuống, nhánh 2 cho chiều lên kết nối với đường Nguyễn Thị Định.

Nhánh 3 là đường chui hai chiều, đi dưới cầu Bà Dạt, rộng 9,5m. Nhánh cuối cùng là đường chui hai chiều đi bên trái nhánh cầu bà Dạt, cách mép cầu khoảng 3 m, rộng 9,5m. Xây dựng đường song hành dọc theo nhánh 4 bên trái (phía nhà dân) rộng 7 m.

Các nút giao thông với đường Mai Chí Thọ, Đỗ Xuân Hợp, D11, đường nhánh nút giao vành đai 2 và một số đường ngang khu dân cư hai bên, nút giao bằng dạng ngã ba, ngã tư. Công trình cũng bao gồm việc xây dựng hai đường dân sinh dọc cầu Mương Kênh để kết nối hai đường số 2, 3 trong Khu dân cư và tái định cư Nam Rạch Chiếc.

Khánh thành toàn tuyến vào đầu năm 2015, cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây dài 55 km có tổng vốn đầu tư hơn 20.600 tỷ đồng đi qua địa phận TP. HCM và tỉnh Đồng Nai. Dự án là một bộ phận của hệ thống đường bộ cao tốc Bắc - Nam, nằm trong vùng tam giác kinh tế trọng điểm TP. HCM, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tuyến cao tốc giúp rút ngắn đường từ TP. HCM về Vũng Tàu và Đồng Nai rất nhiều so với trước đây, song chỉ có ôtô được lưu thông nên việc đi lại của cư dân sống dọc 2 bên tuyến đường này đang gặp một số khó khăn

Hữu Nguyên (vnexpress.net)

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Để khu Đông TP. HCM không còn dự án "treo"

Khu Đông là cửa ngõ TP. HCM nối với các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, có tuyến đường Quốc lộ 1 đi qua. Khu Đông gồm 3 quận là Thủ Đức, quận 2, quận 9, kết nối vào trung tâm Thành phố với xa lộ Hà Nội, đường Điện Biên Phủ, cầu Thủ Thiêm và đặc biệt là tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên. Nơi đây là tâm điểm của thị trường bất động sản với hàng loạt dự án địa ốc từ căn hộ cao cấp, biệt thự và cả nhà ở xã hội.

Nhưng hiện tại, trên địa bàn quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức có nhiều dự án bất động sản trong cảnh “rùa bò”. Nhiều dự án đã triển khai xây dựng cách đây đã hơn chục năm, nhưng đến nay vẫn chỉ là những khối bê tông đen sì hoặc những dãy biệt thự hoang tàn. Đây là hậu quả của cơn sốt địa ốc những năm 2007.
Đô thị Thạnh Mỹ Lợi tại khu Đông TP.HCM. Ảnh: G.H
Cụ thể, dự án nhà ở Đông Tăng Long được triển khai đã hơn 10 năm, nhưng hiện nay vẫn còn ngổn ngang, chỉ có một số ít nhà được xây dựng, còn lại vẫn trong tình trạng hoang hóa. Hay dự án nhà ở của Công ty Phát triển nhà Phú Nhuận cũng chỉ có vài căn nhà xây dựng. Dự án khu dân cư Tam Bình 2 (khu phố 2, phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức) được TP. HCM phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2.000 từ năm 2003, nhưng đến nay vẫn chưa triển khai. Hàng trăm hộ dân trong khu vực quy hoạch vẫn đang “dài cổ” chờ ngày dự án thực hiện.

Tương tự, một dự án khác cũng gây nhiều bức xúc cho người dân là Dự án ga Bình Triệu (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức), được phê duyệt từ năm 2002, nhưng đến giữa năm 2016, cơ quan có thẩm quyền cho biết, vẫn đang bố trí vốn để cắm mốc.

Ngay chân cầu Rạch Chiếc là Dự án Khu đô thị Rạch Chiếc A cũng đã bị bỏ hoang hơn 10 năm nay. Đặc biệt, 112 căn biệt thự do Công ty cổ phần Tập đoàn Hà Đô thuộc khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi (quận 2) xây dựng, đã hình thành nhiều dãy nhà biệt thự nằm trên những con đường nội bộ đẹp mắt, nhưng thiếu vắng người ở, khiến các khu nhà đang xuống cấp nặng.

Ngoài ra, Công ty Đức Khải cũng đang “ôm” một diện tích đất hơn 23.000 m2 nằm cạnh dự án Đảo Kim Cương để thực hiện Dự án Khu dân cư và Khu nhà ở Bình Trưng Tây, vốn đầu tư 1.080 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều năm qua, dự án này vẫn chưa được chủ đầu tư thực hiện, ngoài việc xây tường rào bao quanh.

Báo cáo mới đây của UBND quận 9 cho biết, trên địa bàn quận hiện có gần 200 ha diện tích đất dự án “treo”. Số lượng diện tích đất ‘treo” này thuộc dự án của một số trường đại học, trường chuyên ngành và trường cao đẳng, ký túc xá dự kiến xây mới, gồm có: Trường đại học Kiến trúc (quy mô 40 ha), Trường đại học Kinh tế (50 ha), Trường đại học Luật (30 ha), Đại học Marketing (15 ha), Nhạc viện Thành phố (20 ha), Học viện Tư pháp (9 ha), Trường Đào tạo cán bộ ngành giáo dục thành phố (5 ha), Trường Cao đẳng và Đại học Nguyễn Tất Thành (14 ha), Trường cao đẳng Tài chính hải quan (21 ha), ký túc xá Trường Bưu chính viễn thông…

Trong buổi làm việc về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 của TP. HCM, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố cho rằng, nếu cứ để dự án treo lâu ngày, vừa lãng phí đất đai, vừa khiến đời sống người dân trong khu vực dự án tạm bợ, thiếu ổn định. Ông Phong tuyên bố, Thành phố sẽ xem xét để quyết định thu hồi đất, chuyển đổi mục đích sử dụng các dự án treo.

Đại diện một doanh nghiệp địa ốc có dự án tại Khu đô thị Thạnh Mỹ Lợi cho rằng, muốn sớm chấm dứt tình trạng dự án “treo” thì Thành phố cần xây dựng hệ thống giao thông kết nối với dự án, bởi những dự án vắng bóng người ở đều do tình trạng giao thông kết nối không đồng bộ.

Vị đại diện này cho rằng, để kích được thị trường ở những dự án đã xây dựng thì Thành phố phải hoàn thiện tuyến đường vành đai từ Cầu Phú Mỹ qua ngã tư Bình Thái (quận Thủ Đức) để tách dòng xe tải lưu thông, bởi những tuyến đường tại đây hiện tại xe tải hoạt động rất rầm rộ, người dân không thể về đây sinh sống vì giao thông quá tải và nguy hiểm. Đồng thời, phải làm cầu nối từ khu vực dự án Thạnh Mỹ Lợi đi qua đường Mai Chí Thọ tới cầu Giồng Ông Tố 3. Bên cạnh đó, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh nối quận 2 về quận 9… 

Một nguyên nhân khác, theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM (HoRea), nhiều dự án không thể triển khai được là do vướng khâu đền bù giải phóng mặt bằng. “Nhiều dự án đã giải phóng được mặt bằng trên 80% diện tích, thậm chí đến 98% đất dự án, nhưng phần còn lại doanh nghiệp không thể thỏa thuận đền bù được. Chính khâu bồi thường trì trệ, kéo dài, không dứt điểm nên dự án rơi vào tình trạng trùm mền”, ông Châu nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Nam Hiền, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Hưng Thịnh Land cho rằng, Thành phố cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong đền bù giải giải tỏa đất dự án, vì chỉ có chủ đầu tư sẽ không thể giải quyết được.
Gia Huy (baodautu.vn)

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Sự khác biệt của các ngôi nhà giữa trong phim và đời thực ở 9 quốc gia trên thế giới


Không lung linh như những ngôi nhà hay xuất hiện trong các bộ phim bạn thường xem, nhà ở các nước trên thế giới đa phần cũng khá giản dị, chỉ có một chút khác biệt trong thiết kế theo quan niệm và tín ngưỡng của họ mà thôi.
Chúng ta thường thấy những ngôi nhà với nội thất tuyệt vời trên phim ảnh hay trên các tạp chí lớn, và thường ngưỡng mộ những thiết kế này. Nhưng đó chỉ là những ngôi nhà “không phổ biến”. Hãy quên những ngôi nhà bạn thường thấy trên phim đi, thực tế những ngôi nhà phổ biến ở mỗi quốc gia sẽ rất khác so với những gì chúng ta thấy trên phim ảnh.

1. Nhật Bản
Tokyo là một trong những thành phố đông dân cư và đắt đỏ nhất trên thế giới. Đó là lý do tại sao chỉ những người giàu có mới có khả năng mua được những ngôi nhà rộng rãi, còn lại phần lớn người Nhật đều sống trong các căn hộ nhỏ.

Căn phòng duy nhất trong căn hộ này được sử dụng làm phòng ngủ, phòng khách và phòng ăn. Trong góc nhà, bạn có thể thấy một chiếc tủ lạnh, và cách duy nhất để ra ban công là phải trèo qua giường. Tuy nhiên căn phòng vẫn rất sáng sủa và thoáng đãng.



Ở hành lang, sau cánh cửa màu vàng là một tủ quần áo, phòng tắm, và thậm chí là cả một phòng bếp nhỏ có đủ mọi thứ bạn cần.

2. Tây Ban Nha
Hầu hết người Tây Ban Nha đều thích sống ở các khu chung cư. Đây là khu vực dân cư điển hình ở bất kỳ thành phố nào của xứ sở bò tót.
Hầu hết các căn hộ ở đây đều có những bức tường trắng, sàn đá và cửa sổ màn chập. Những yếu tố nội thất này giúp mọi người có thể chịu đựng được thời tiết oi bức trong những tháng mùa hè. Tuy nhiên, vì những ngôi nhà ở đây thường không có hệ thống lò sưởi trung tâm, nên các căn hộ này thường rất lạnh vào mùa đông. Thường thì mọi người sẽ sử dụng lò sưởi điện để giữ ấm, nhưng các thống kê cũng cho thấy hoá đơn tiền điện của người Tây Ban Nha thường cao nhất ở Châu Âu, cho nên phương pháp này cũng không được xem là hiệu quả.

Một điều đặc biệt nữa ở nơi này đó là phòng bếp thường rất lớn, tuy nhiên các gia đình người Tây Ban Nha lại không thường dùng bữa ở đây, trái lại họ sẽ dùng bữa ở phòng khách.
3. Thụy Điển
 
Một khu vực dân cư điển hình ở Thụy Điển trông sẽ như thế này.
 

Một điểm khác biệt trong cách sống của người Thụy Điển đó là cách sử dụng tầng hầm vô cùng thông minh. Họ thường sử dụng khu vực này để cất xe đạp, làm phòng giặt, hoặc thậm chí là phòng tập thể hình.
 

Mỗi căn hộ đều có một kho lưu trữ trong một phòng đặc biệt ở tầng hầm. Các chủ căn hộ sẽ dùng nó để lưu trữ ván trượt, vali và những thứ theo mùa hoặc những thứ không quan trọng khác. Ban công thì thường được dùng làm khu vực thư giãn và nghỉ ngơi.
 

Những bức tường trắng và đồ nội thất màu trắng là một biểu tượng điển hình của thiết kế Scandinavian nổi tiếng. Hầu hết nội thất trong ngôi nhà của người Thuỵ Điển đều có những gam màu sáng và những cửa sổ không buông rèm. 

4. Anh
 

Hầu hết người Anh đều tránh sống ở các khu chung cư hoặc các căn hộ. Họ thích sống ở ngoại ô thành phố với những ngôi nhà kiểu như thế này.
 
Không phải ngôi nhà nào cũng có hệ thống sưởi tổng, do vậy người Anh luôn cố gắng tìm cách tốt nhất để giữ ấm. Bạn có thể thấy thảm ở khắp mọi nơi, những cuộn thảm cũng được dùng để chặn dưới chân cửa giúp giữ khí ấm trong nhà, tất nhiên lò sưởi là điều không thể thiếu trong hầu hết những ngôi nhà ở Anh. Nhưng có lẽ điều khác biệt nhất chính là vòi nước nóng và vòi nước lạnh được tách hoàn toàn riêng biệt.
 
Do thời tiết vô cùng khắc nghiệt nên người Anh luôn cố gắng đảm bảo ngôi nhà họ thật ấm áp và sang trọng. 
 
5. Hàn Quốc
 
Hơn 80% dân số Hàn Quốc thường sống ở các khu chung cư cao tầng. Một điểm khác biệt của các căn hộ ở Hàn Quốc đó là bạn có thể nhìn thấy những tòa nhà này từ rất xa.
 
Có lẽ hơi khác biệt một chút, nhưng các căn hộ ở Hàn Quốc thường không có hành lang. Lối vào của căn hộ thường rất nhỏ, chỉ rộng khoảng 1m. Và trên lối vào nhà bạn sẽ ngay lập tức nhìn thấy cánh cửa dẫn vào phòng bếp hoặc phòng khách. Khu vực cửa vào thường được lát gạch, vì vậy bạn cũng nên cởi giày trước khi bước vào nhà.
 

Các căn hộ ở Hàn thường nhỏ, nhưng các phòng lại rất sáng nhờ những cửa sổ lớn. Một nét khác biệt nữa đó là, những ngôi nhà của người Hàn thường không có bồn tắm hoặc phòng tắm tách riêng trong nhà vệ sinh. Thay vào đó, chỉ có một lỗ thoát nước đơn giản trên sàn phòng tắm.
 
6. Úc
 

Người Úc nổi tiếng với sở thích sống tại những ngôi nhà riêng của mình, nhưng cùng với nhịp sống hiện đại, cũng có rất nhiều người (khoảng 30% dân số) chọn sống trong các căn hộ ở các khu chung cư.
 
Hầu hết người Úc đều sống trong những ngôi nhà lớn với 3 phòng ngủ. Kích thước trung bình của một ngôi nhà ở quốc gia này thường vào khoảng 80-120 m2. Ngoài phòng ngủ, một ngôi nhà điển hình kiểu Úc sẽ có thêm một phòng khách, phòng bếp, phòng tắm và 2 phòng vệ sinh cùng 1 gara ô tô. Một vài gia đình có thể có thêm phòng giặt nhỏ hoặc thêm môt phòng khách khác nữa. Tất cả các cửa trong nhà đều thường đươc làm từ kính.
 
7. Ấn Độ
 
Các gia đình khá giả ở Ấn Độ thường sở hữu những ngôi nhà lớn với nhiều phòng, chẳng hạn như những ngôi nhà luôn có hai tầng cao với sân sau cỡ lớn.
 
Thiết kế nội thất của những ngôi nhà Ấn Độ được xem là sự kết hợp của phong cách phương Đông và phương Tây. Tầng dưới thường được dùng làm nhà kho và chuồng trại, trong khi phòng ở tầng hai là phòng tiếp khách. Căn phòng đẹp nhất trong ngôi nhà sẽ là phòng thờ cúng, và các thành viên trong gia đình sẽ ở đây cầu nguyện hai lần mỗi ngày. Các cửa sổ của phòng nữ giới thường quay ra phía sân sau, bởi theo quan niệm của người Ấn Độ, phụ nữ không nên nhìn ra ngoài cửa sổ.
 
8. Cuba
 
Ở Cuba, các ngôi nhà được làm chủ yếu từ xi măng và thường có 1 hoặc 2 tầng. Hầu hết các ngôi nhà ở đây đều không có cửa sổ kính, thay vào đó họ sẽ sử dụng cửa gỗ hoặc cửa sổ màn chập bằng kim loại.
 

Nếu bạn bước vào một ngôi nhà ở Havana (đặc biệt là ở khu vực trung tâm của thành phố thủ đô), bạn sẽ bị ngạc nhiên bởi vẻ đẹp nội thất của những ngôi nhà này. Được xây dựng theo phong cách thuộc địa với những trần nhà cao và đồ nội thất cổ điển, những ngôi nhà này dường như trở thành những kiệt tác thực sự của nhân loại.
 
 
9. Mỹ
 
Chỉ số không gian nhà ở của người Mỹ nằm trong top cao nhất thế giới, điều này cũng có nghĩa là một ngôi nhà điển hình của người Mỹ thường rất lớn. Một ngôi nhà được giao bán ở đây sẽ có đủ mọi thứ bạn cần cho cuộc sống: thảm trải sàn khắp các phòng, các thiết bị nhà bếp và đồ dùng phòng tắm. Điều duy nhất thiếu chính là nội thất.
 
Quy tắc chính trong thiết kế nhà ở đây là số phòng ngủ và phòng tắm trong một ngôi nhà phải bằng nhau. Thậm chí trong một vài ngôi nhà, mỗi phòng ngủ sẽ có một tủ quần áo âm tường hoặc một tủ quần áo rộng.
 
Nét đặc trưng trong thiết kế nhà ở Mỹ nằm ở quan niệm của người Mỹ về nội thất, theo họ, nội thất cần phải tạo được cảm giác ấm áp và đắt tiền. Bố cục trong hầu hết các ngôi nhà ở đây đều được thiết kế khá rõ ràng, khu vực trước nhà cần được thiết kế thật bắt mắt để khách đến thăm nhà luôn cảm nhận được sự sang trọng và cuốn hút, còn phòng ngủ lại phải kín đáo để tránh những con mắt tò mò.
 Theo Wild Wind / Trí Thức Trẻ